Lịch sử Khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Hàn Quốc trong giai đoạn xây dựng thể chế

Các tác giả

  • Youngsoo Hwan

Tóm tắt

Hàn Quốc đang tiến lên trở thành một nước mạnh về công nghệ, có thể cạnh tranh với các nước phát triển công nghệ và đứng trong tốp 10 nước hàng đầu trên thế với về giá trị kinh tế. Các sản phẩm của Hàn Quốc trước đây thường bị coi là bắt chước rẻ tiền, nhưng hiện nay đã chiếm lĩnh được thị trường sản phẩm tiên tiến trong khu vực và quốc tế, xây dựng các sản phẩm này trở thành sản phẩm tiên tiến về mặt công nghệ trên toàn thế giới. Nhiều người vẫn không quên sự tàn phá của cuộc chiến tranh Hàn Quốc, tuy nhiên, họ đã thấy được điều kỳ diệu về sự phát triển ấn tượng hiện nay của Hàn Quốc. Điều này chưa từng xảy ra với bất kỳ quốc gia kém phát triển nào khi có thể gia nhập hàng ngũ các nước phát triển chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Thêm vào đó, điều kỳ diệu này lại xảy ra ở một quốc gia mà việc phát triển công nghệ tiên tiến chỉ trong 50 năm, từ xuất phát điểm là một nước gần như không có năng lực KH&CN hiện đại nào.
Sự tiến bộ kỳ diệu của Hàn Quốc là họ có thể thực hiện thành công việc phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và cải tiến hệ thống giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có năng lực. Tuy nhiên, sự tiến bộ này không thể giải thích đầy đủ nếu như không giải thích sự phát triển của KH&CN Hàn Quốc hiện đại. Bài báo này đánh giá bối cảnh và nỗ lực thực thi chính sách KH&CN của Chính phủ Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970, khi Hàn Quốc bắt đầu phát triển, cùng với sự cố gắng trong nước để hỗ trợ công nghiệp hóa và đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng - được biết đến với tên gọi "Sự thần kỳ của Sông Hàn". Bài báo cũng đánh giá kết quả chính sách KH&CN trong giai đoạn này và đưa ra những đề xuất cho các nước đang phát triển.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. MOST. (2005) Key Factors on the Process of Korean S&T Policy Formulation. Research report conducted by Korea Research Institute for Technology Management (KRITM) and published by Ministry of Science and Technology (MOST) of Korea, Seoul (in Korean).
2. MOST. (2006) A Survey on Contribution of Science and Technology Policy to Korean Economic Growth. Research report conducted by Korea Research Institute
for Technology Management (KRITM) and published by Ministry of Science and Technology (MOST) of Korea, Seoul (in Korean).
3. MOST. (2008) 40 Years History of Korean S&T. Ministry of Science and Technology (MOST) of Korea, Seoul (in Korean).
4. KIST. (1977) 10 Years History of KIST. Korea Institute of Science and Technology (KIST), Seoul (in Korean).
5. KIST. (1994) 25 Years History of KIST. Korea Institute of Science and Technology (KIST), Seoul (in Korean).
6. KAIST. (1992) 20 Years History of KAIST. Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST), Daejeon (in Korean).
7. DDI. (2003) 30 Years of Daedeok Research Special District as the Cradle of Korean Science and Technology: 1973-2003. Daedeok Innopolis (DDI) and Ministry of
Science and Technology (MOST), Seoul, (in Korean).
8. Benedict, Donald L. et al. (1970) Survey Report on the Establishment of the Korea Advanced Institute of Science. Prepared for USAgency for International Development.
9. Choi, Hyung Sup. (1983) Bases for science and technology promotion in developing countries. Tokyo: Asian Productivity Organization.
10. Chosun. (1995) Research Institute Never Sleeps: The Dawn of Korean Science and Technology 30 Years. Choi Hyung Sup Memoirs, Chosun Daily Newspaper, Seoul (in Korean).
11. Hwang, Yongsoo. (2010) Science and Technology 60 Years of Korean Economy: Industry Sector, Chapter 8. Report led by Korea Institute for Industrial Economics and Trade (KIET), Seoul (in Korean).

Đã Xuất bản

08-05-2017

Cách trích dẫn

Hwan, Y. (2017). Lịch sử Khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Hàn Quốc trong giai đoạn xây dựng thể chế. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 3(3), 80–92. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/102

Số

Chuyên mục

NHÌN RA THẾ GIỚI