Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
Từ khóa:
Chuy?n giao công ngh?, ??u t? cho R&D, R&DTóm tắt
Trước những năm 80, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp của Nhà nước. Theo đó việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ là công việc của Nhà nước, mọi hoạt động đều theo kế hoạch của Nhà nước và không có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia đầu tư cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ.
Từ những năm 80 trở đi cùng với chính sách “Đổi mới”, hoạt động kinh tế Việt Nam chuyển dần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, trong lĩnh vực KH&CN, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các thành phần trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư cho R&D, thực hiện chuyển giao công nghệ. Các biện pháp chính sách đó là các biện pháp về tổ chức, thuế, tín dụng, vốn mạo hiểm, nhân lực KH&CN, cơ sở vật chất, các biện pháp thu hút khác nhằm nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới của doanh nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Mã số: 11042301
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
2. Luật Chuyển giao công nghệ, năm 2006.
3. Luật Công nghệ cao, năm 2008.
4. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, năm 2008.
5. Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999.
6. Nghị định số 115/2005/ NĐ-CP ngày 06/9/2005 của Chính phủ.
7. Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ.
8. Đặng Duy Thịnh. (2011) Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và đổi mới (công nghệ). Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....