Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Các tác giả

  • Tran Ngoc Hoa

Từ khóa:

Khoa học và công nghệ, Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tóm tắt

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) được coi là giải pháp cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, ứng phó với tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực tiễn phát triển NNƯDCNC ở các nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Israel,... đã cho thấy, tại các khu vực này, năng suất đạt tới mức kỷ lục như ở Israel năng suất cà chua đạt 250-300 tấn/ha, bưởi đạt 100-150 tấn/ha (cao gấp 10 lần năng suất truyền thống), hoặc hoa cắt cành năng suất 1,5 triệu cành/ha,… đưa lại giá trị canh tác bình quân đạt 120.000-150.000USD/ha/năm; hoặc ở Trung Quốc, con số này là 40.000-50.000 USD/ha/năm, cao gấp 40-50 lần so với canh tác truyền thống đã minh chứng về hiệu quả của hướng phát triển này với các loại hình khu NNƯDCNC, vùng NNƯDCNC, vườn ươm doanh nghiệp,… Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến phát triển của khu NNƯDCNC - được coi là hạt nhân cho sự phát triển NNƯDCNC của Việt Nam để thấy rõ thực trạng phát triển của khu vực này, đặc biệt là những tồn tại, vướng mắc, đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy CNC phát triển.

Mã số: 19051001

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Luật Công nghệ cao năm 2008.
2. Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013. “Phát triển khu nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Kỷ yếu Tọa đàm Quốc tế, tháng 11/2013.
5. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2013. Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế, số tháng 9/2013.
6. Hải Ninh, 2006. “Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của sản xuất nông nghiệp”. Báo Nông nghiệp Việt Nam, tạp chí KH & CN, số 5/2009, trang 381.
7. Nguyễn Ngọc Quý, Đặng Ngọc Vượng, 2011. “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng bền vững”. Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7/2011, Bộ Khoa học và Công Nghệ.
8. Dương Hoa Xô, 2011. “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 10/2011, Bộ Khoa học và Công Nghệ.
9. Lê Tất Khương, Tạ Thế Hùng, Nguyễn Gia Thắng, Nguyễn Văn Tiễn. 2013. “Một số kinh nghiệm phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Trung Quốc”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 13 năm 2013.
10. Nguyễn Thị Kim Sang, 2017. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.
11. Hiếu Công, 2017. “Gói 100.000.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao vẫn khó do các tiêu chí”, xem 03/08/2017, <https://news.zing.vn/goi-100-000-ty-cho-nongnghiep-cong-nghe-cao-van-kho-do-cac-tieu-chi-post768538.html>.
12. Báo cáo điều tra, khảo sát hoạt động của một số khu NNƯDCNC của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT, năm 2018.

Đã Xuất bản

16-07-2019

Cách trích dẫn

Hoa, T. N. (2019). Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 8(2), 104–115. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/299

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ