Phân tích kinh nghiệm quốc tế về phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo cấp quốc gia và gợi suy áp dụng cho Việt Nam
Từ khóa:
Đổi mới sáng tạo, GII, EIS, IDIC, III, OECD_JRC, Việt NamTóm tắt
Các hoạt động đo lường năng lực đổi mới sáng tạo (ĐSMT) quốc gia đã được nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua. Ban đầu, các thước đo thông dụng nhất được sử dụng là về sáng chế, chi tiêu và nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển (R&D), số lượng bài báo khoa học. Tuy nhiên, các thước đo này chưa phản ánh được đầy đủ năng lực ĐMST của một quốc gia, bởi không phải quốc gia nào cũng có đủ tiềm lực để đầu tư cho R&D. Bên cạnh đó, các điều kiện khác như cơ sở hạ tầng về CNTT-TT, hệ thống tài chính, thể chế và năng lực hấp thụ tri thức và công nghệ cũng là những thước đo quan trọng khác để đánh giá năng lực ĐMST của các quốc gia. Những nỗ lực để đo lường đầy đủ năng lực ĐMST của các quốc gia đã được tiến hành lần đầu tiên tại Châu Âu với việc công bố bộ chỉ số Thẻ tính điểm ĐMST của Châu Âu (EIS) bởi Ủy ban Châu Âu (EC) kể từ năm 2001, hay nỗ lực của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong việc mở rộng phạm vi đo lường năng lực ĐMST trên quy mô toàn cầu với sự ra đời của bộ chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) vào năm 2007. Bên cạnh đó, năng lực ĐMST quốc gia có sự đóng góp quan trọng bởi năng lực ĐMST của các địa phương (OECD, 1997). Do đó, việc đo lường và kinh nghiệm áp dụng của các bộ chỉ số đo lường ĐMST cấp địa phương dựa trên phương pháp luận của GII tại Colombia và Ấn Độ là những bài học để Việt Nam có thể tham khảo nhằm xây được một bộ chỉ số tổng hợp để đo lường năng lực ĐMST của Việt Nam.
Mã số: 22072601
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....