Ứng dụng khoa học công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) hướng tới việc bảo tồn các di sản địa chất tại khu vực trùng khánh, tỉnh Cao Bằng

Các tác giả

  • Trinh Ngoc Nhu Anh
  • Nguyen Quoc Phi
  • Phan Thi Mai Hoa
  • Nguyen Thi Mai Huong

Từ khóa:

Dữ liệu lớn, Di sản địa chất, Bảo tồn di sản, Bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ môi trường

Tóm tắt

Khu vực Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là nơi tập trung các di sản địa chất và văn hóa với nhiều kỳ quan, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những địa phương miền núi thường xuyên xảy ra các tai biến môi trường, đặc biệt là hiện tượng trượt lở, lũ quét, có khả năng ảnh hưởng tới việc bảo tồn các di sản địa chất tại khu vực. Bài báo phân tích các nguồn thông tin khai thác được từ nguồn tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian, dữ liệu địa hình, khí tượng thủy văn và hoạt động nhân sinh khác... có ảnh hưởng đến các di sản địa chất tại khu vực nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu lớn. Kết quả phân tích sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu lớn cho thấy, mô hình mạng trí tuệ nhân tạo (ANN) cho kết quả tốt nhất với độ chính xác toàn cục đạt 89,3%; tiếp theo là phương pháp vectơ hỗ trợ (đạt 87,4%) và cuối cùng là mô hình cây quyết định (đạt 83,6%). Kết quả xây dựng bản đồ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến môi trường giúp xác định được các điểm di sản địa chất nằm trong các vùng có nguy cơ cao cần được bảo vệ. Các bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến môi trường không chỉ áp dụng cho các điểm di sản tại khu vực nghiên cứu mà còn có thể áp dụng cho các khu vực tương tự, hướng tới mục tiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn.

Mã số: 22111801

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tải xuống

Đã Xuất bản

07-06-2022

Cách trích dẫn

Trinh Ngoc Nhu Anh, Nguyen Quoc Phi, Phan Thi Mai Hoa, & Nguyen Thi Mai Huong. (2022). Ứng dụng khoa học công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) hướng tới việc bảo tồn các di sản địa chất tại khu vực trùng khánh, tỉnh Cao Bằng. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 11(2), 103–120. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/457

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ