Nhìn lại mô hình đổi mới của Hàn Quốc
Từ khóa:
Mô hình ??i m?i Hàn Qu?c, Tính n?ng ??ng, Sáng t?o t?p th?Tóm tắt
Trong thập kỷ qua, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã vươn lên trở thành những tác nhân có vị thế toàn cầu với các sản phẩm đặc trưng của mình. Làm thế nào để các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể đạt được những tiến bộ công nghệ to lớn chỉ trong một thời gian ngắn? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua nghiên cứu những đặc điểm hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc.
Bài viết mở đầu bằng một đánh giá tổng quan các giai đoạn tăng trưởng kinh tế và phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Hàn Quốc. Sau đó, với việc phân tích các tài liệu hiện có về giải thích mô hình đổi mới hiện nay của Hàn Quốc, tác giả đã phân tích, đề xuất một khuôn khổ mới cho mô hình đổi mới Hàn Quốc. Cụ thể, các công ty Hàn Quốc đã trải qua ba giai đoạn phát triển tuần tự, mô hình đổi mới công nghệ ở cấp doanh nghiệp của Hàn Quốc có thể tóm gọn gồm ba giai đoạn là “đi theo”, “phá lối” và “mở đường”. Tiếp đó, bài viết tập trung vào thảo luận các nét đặc thù trong giai đoạn đầu (đi theo) và giai đoạn hai (phá lối) thông qua ví dụ thực tế của các lĩnh vực sản xuất vi mạch, ô tô, đóng tàu và luyện thép.
Về phát triển công nghệ, mô hình Hàn Quốc trải qua các bước từ “học hỏi tập thể” ở giai đoạn đầu tiên, đến “tái kết hợp tập thể” kiến thức và công nghệ hiện có trong giai đoạn thứ 2 và tiến đến “sáng tạo tập thể” ở giai đoạn thứ 3. Cả ba giai đoạn đều có thể được gọi là “sáng tác chung”.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện nay đang đối mặt với quá trình chuyển đổi cách thức đổi mới công nghệ nhằm thực hiện hiệu quả giai đoạn thứ 3. Để có thể đạt được tiến bộ đáng kể như đã từng làm được trong quá khứ và duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp Hàn Quốc phải vượt qua thách thức của những đòi hỏi mới như: phải có ý tưởng công nghệ sáng tạo, có năng lực công nghệ xuất sắc và có hệ thống đổi mới độc đáo - tất cả những yêu cầu mới này đều phải mang “tính độc đáo”. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm về đổi mới công nghệ của Hàn Quốc.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
2. Choi, Y. (1996) Dynamic Techno-management Capability: The Case of Samsung Semiconductor Sector in Korea. Aldershot, Avebury.
3. Choi et al. (1986) Evolution of Science and Technology System in Korea. (in Korean), Seoul: STEPI Research Report.
4. Choi et al. (1997) A History of Korea’s Science and Technology Policy: 1945-1995. (in Korean), Seoul: STEPI Research Report.
5. Choi et al. (2008) In search of New Framework on Korean Innovation Model. (in Korean), Seoul: National Academy of Engineering of Korea.
6. Dahlman et al. (1987) Managing Technological Development: Lessons from the Newly Industrializing Countries. World Development, Vol. 15, No. 6, pp. 759-775.
7. Hobday et al. (2004) Approaching the Innovation Frontier in Korea: The Transition Phase to Leadership. Research Policy, Vol. 33, No. 10, pp. 1433-1457.
8. Kim, L. (1980) Stages of Development of Industrial Technology in a Less Developed Country: A Model. Research Policy , Vol. 9, No. 3, pp. 254-277
9. Kim, L. (1999) Building Technological Capability for Industrialization: Analytical Frameworks and Korea’s Experience. Industrial and Corporate Change, Vol. 8, No.1, pp. 111-136.
10. Kim, L. (1997) Imitation to Innovation: The Dynamics of Korea’s Technological Learning. Boston MA: Harvard Business School Press.
11. KITA (The Korea International Trade Association). The Top Ten Export Items in Korea. (in Korean), KITA, Seoul, each year.
12. Lee et al. (1988) Technology Development Processes: A Model for a Developing Country with a Global Perspective. R&D Management, Vol. 18, No. 3, pp. 235-250.
13. Lee et al. (2008) Paths-creating Capability of Leading Industries in Korea. (in Korean), Seoul: STEPI Research Report,
14. Lee, K. and C. Lim. (2001) Technological Regimes, Catching-up and Leapfrogging: Findings from the Korean Industries. Research Policy, Vol. 30 (3), pp. 459-483.
15. MKE (Ministry of Knowledge and Economy). (2009) No.1 Items of World Market Share. (in Korean), Seoul.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....