Những đặc điểm riêng của môi trường làm việc nghiên cứu và triển khai và của các nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu

Các tác giả

  • Thomas E. Clarke

Tóm tắt

Không chỉ có việc quản lý tốt hoạt động nghiên cứu là sự khác biệt quan trọng giữa tổ chức nghiên cứu mạnh và tổ chức trung bình, mà ngay bản thân hoạt động nghiên cứu cũng là hoạt động khó quản lý nhất so với các hoạt động khác (Báo cáo của Thượng nghị sỹ Lamontagne, 1972, tập 2, tham khảo thêm trong tập 6, chương 10, trang 8 - báo cáo năm 1994 của Kiểm toán Canada).

Trong quá trình đánh giá tổng quan về chính sách khoa học tại Canada, Thượng nghị sĩ Maurice Lamontagne đã nhận dạng ba lý do/yếu tố lý giải tại sao việc quản lý nghiên cứu lại khác biệt với quản lý các hoạt động khác:

  • Một là, tính bất định của kết quả nghiên cứu;
  • Hai là, khó đo lường được kết quả hoặc ảnh hưởng của nghiên cứu khi mỗi nhiệm vụ nghiên cứu lại có một đặc thù riêng;
  • Ba là, sự khác biệt về kỳ vọng, giá trị, thái độ và động cơ của nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu không giống các ngành nghề khác (ví dụ: yếu tố con người).

Ngoài ra, cần bổ sung thêm hai yếu tố chính nữa là:

  • Sự thay đổi nhanh chóng của nền tảng tri thức khoa học;
  • Các đặc trưng về khía cạnh tổ chức của một cơ quan nghiên cứu và triển khai (R&D) hoạt động hiệu quả và sáng tạo khác xa so với những đặc trưng truyền thống thường thấy ở phần lớn các cơ quan nhà nước không hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bản báo cáo về các đặc trưng của môi trường hoạt động và của cán bộ R&D này sẽ thảo luận chi tiết về năm yếu tố đặc trưng và chỉ rõ tại sao việc quản lý dự án và quản lý cán bộ R&D thường khó hơn nhiều so với việc quản lý các tổ chức khác.

Từ khóa: Hoạt động R&D; Quản lý nghiên cứu.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

01-03-2017

Cách trích dẫn

E. Clarke, T. (2017). Những đặc điểm riêng của môi trường làm việc nghiên cứu và triển khai và của các nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 3(1), 82–96. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/79

Số

Chuyên mục

NHÌN RA THẾ GIỚI