Khuyến công nghệ: một cơ hội chính sách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyen Vo Hung

Từ khóa:

Quan hệ đối tác công tư, Khuyến công nghệ, Lan truyền công nghệ

Tóm tắt

Bài viết cung cấp lý luận về khuyến công nghệ, một chính sách hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp để thúc đẩy hiện đại hóa và cải thiện về công nghệ, tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã định hình; xác định rõ phạm vi, đối tượng của khuyến công nghệ trong không gian chính sách, làm nổi bật cách tiếp cận “cầm tay chỉ việc” và “vươn tới” doanh nghiệp của khuyến công nghệ. Phân tích các chương trình, tổ chức hiện có nội dung hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV, bài viết chỉ ra rằng, việc dựa vào bộ máy cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, ngân sách nhà nước và cơ chế “xin-cho” khiến các chương trình này khó “vươn tới” được số đông DNNVV, tác động của các chương trình do vậy chưa đủ sâu rộng. Hạn chế này đồng thời cũng cho thấy, khuyến công nghệ là một cơ hội chính sách đầy tiềm năng chờ được khai thác. Bài viết đề xuất ý tưởng thiết kế một chương trình khuyến công nghệ tại Việt Nam theo nguyên lý liên kết mạng lưới, với các trung tâm khuyến công nghệ ở địa phương là hạt nhân, sử dụng cơ chế quan hệ đối tác công-tư để có được tính chuyên nghiệp, nhanh nhạy trong cung cấp dịch vụ, và cơ chế hợp tác công-công để huy động được nguồn lực từ các bộ ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án có cùng mục tiêu hỗ trợ DNNVV. Ý tưởng thiết kế này còn khá mới ở Việt Nam, đương nhiên sẽ có những xung đột, vướng mắc với cơ chế, chính sách hiện hành. Bài viết cũng gợi ý một số hướng tháo gỡ những vướng mắc này.

Mã số: 19060401

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. Hà Nội: Nxb Thống Kê.
2. Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám thống kê 2018. Hà Nội: Nxb Thống Kê.
3. Nguyễn Võ Hưng và các cộng sự (2003). Nghiên cứu cơ chế và chính sách phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, NISTPASS.
4. Nguyễn Võ Hưng và các cộng sự (2006). Nghiên cứu cơ chế và chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có vốn nhà nước, Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, NISTPASS.
5. Nguyễn Võ Hưng và các cộng sự (2014). Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt nam, Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, NISTPASS.
6. Nguyễn Võ Hưng và các cộng sự (2017). Nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác công tư, đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, NISTPASS.
7. Nguyễn Võ Hưng và các cộng sự (2019). Nghiên cứu cơ chế quan hệ đối tác công tư và các chính sách, giải pháp thúc đẩy hoạt động khuyến công nghệ tại Việt Nam, Báo cáo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, NISTPASS.
Tiếng Anh
8. United States Government Accountability Office - GAO (2013). Global manufacturing: foreign government programs differ in some key respects from those in united states. Report to the Chairman, Committee on Commerce, Science, and Transportation, U.S. Senate. GAO-13-365. 2013.
9. World Bank (2017). Vietnam: enhancing enterprise competitiveness and SME linkages. DC.
10. Ca T.N. and Hung N.V. (2011). “Vietnam: current debates on the transformation of academic institutions” in bo goransson and claes brundenius (ed), Universities in transition: the changing role and challenges for academic institutions, IDRC - Springer.
11. Ezell S., Atkinson R. (2011). International benchmarking of countries’s policies and programs supporting smes manufacturers. National Institute of Standard and Technology.
12. Fukugawa N. (2008). “Evaluating the strategy of local public technology centers in regional innovation systems: evidence from Japan”, Science and Public Policy, 35(3), 159-170p DOI: 10.3152/030234208X299062, <http://www.ingentaconnect.com/content/beech/spp>.
13. Fukugawa N., Akira G. (2016). Problem Solving and Intermediation by Local Public Technology Centers in Regional Innovation Systems: The first report on a branchlevel survey on technical consultation. RIETI Discussion Paper Series 16-E-062. The Research Institute of Economy, Trade and Industry, <http://www.rieti.go.jp/en/>.
14. Intarakumnerd P., Chatratana S., Jirathumkitkul P., Smitinont Th. (2010). Success and failures of an Intermediary in Triple Helix Relationships in developing countries. 8th Triple Helix International conference VIII on University, Industry and Government Linkages. Mandrid. Spain.
15. Kolodny H., Stymne B., Shani R., Figuera J.R., Lillrank P. (2001). “Design and policy choices for technology extension organizations”. Research Policy. 30 (2001) 201 - 225.
16. Lundvanll BA, Joseph K.J., Cristina Chaminade & Jan Vang (eds) (2009). Handbook of innovation system in developing countries: building domestic capabilities in a global setting. Edward Elgar.
17. Ngo Minh Tuan (2017). Overview of existing models of supporting SMEs in Vietnam. CIEM. Hanoi.
18. Shapira P., Rosenfeld S. (1997). An overview of technology diffustion policies and programs to enhance the technological absorptive capabilities of small and medium enterprises. <https://www.scheller.gatech.edu/centers-initiatives/ciber/projects/workingpaper/1997/shapira2.pdf>
19. Shapira P., Wessner (2013). 21st Century manufacturing: the role of the menufacturing extension partnership program. National Academy of Sciences.
20. Shapira P., Youtie J. (2014). Building capabilities for innnovation in SMEs: a crosscountry comparison of technology extension policies and programmes. International Journal of Innovation and Regional Development. Doi: 10.1504/IJRD.2011.040526.
21. Shapira, P. et al. (2015). Institutuions for Technology Diffusion, Inter-American Development Bank, Washington, DC.
22. Shapira P. (2017). “The next production revolution and institutions for technology diffusion”, in OECD, The next production revolution: implication for governments and business. Paris.
23. Shapira P., Youtie J. (2017). Impact of technology and innovation advisory services. Nesta Working Paper No. 13/19. 2014. 41p.
24. Supattaraprateep S. (2010). Thailand self-assessment report & best practice. Daegu Innitiative First - Cycle Assessment Workshop. Hongkong. China.
25. Yuwawutto S., Smitinont Th., Charoenanong N., Yokakul N., Chatratana S. (2010). Increase in effectiveness of technology development in Thai SMEs with group approach. 8th Triple Helix International conference on University, Industry and Government Linkages. Mandrid. Spain.

Tải xuống

Đã Xuất bản

19-06-2020

Cách trích dẫn

Hung, N. V. (2020). Khuyến công nghệ: một cơ hội chính sách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 9(1), 35–54. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/323

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ