Kỹ năng của người lao động nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - góc nhìn từ khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Các tác giả

  • Cao Thi Thu Anh
  • Trinh Bich Lien

Từ khóa:

Đổi mới sáng tạo, Kỹ năng đổi mới sáng tạo, Doanh nghiệp, Việt Nam

Tóm tắt

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Ngân hàng Thế giới về hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST), Ngân hàng Thế giới đã tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp ở Việt Nam để đánh giá về hoạt động ĐMST và kỹ năng của người lao động. Khảo sát được triển khai ở 5 tỉnh/thành trong năm 2019 dựa trên các phương pháp luận được Ngân hàng Thế giới sử dụng và điều chỉnh phù hợp với Việt Nam nhằm tìm hiểu: (i) bản chất của các hoạt động phát triển kỹ năng và hoạt động ĐMST ở các doanh nghiệp Việt Nam; (ii) các kỹ năng ĐMST của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy: (i) Có sự tương quan giữa hoạt động ĐMST và kỹ năng của người lao động trong doanh nghiệp; (ii) Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ĐMST có kỹ năng trung bình và doanh nghiệp thâm dụng lao động, không thực hiện đổi mới sản phẩm và marketing; (iii) Người lao động thiếu hụt kỹ năng và tiếp cận tài chính là hai trở ngại lớn cản trở doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ĐMST; (iv) Doanh nghiệp mà tỷ lệ lớn người lao động có trình độ đọc hiểu cao cũng như có năng lực “tương tác với người khác” và “quản lý cảm xúc” có nhiều khả năng thực hiện ĐMST; (v) Có sự tương quan đặc biệt chặt chẽ giữa kỹ năng của người lao động và ĐMST trong các doanh nghiệp ĐMST có kỹ năng trung bình; và (vi) Kỹ năng của nhà quản lý và kỹ thuật viên có tương quan đặc biệt với ĐMST tại doanh nghiệp.

Mã số: 20091001

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Cierra, X., và W. Maloney, (2017). “Nghịch lý đổi mới sáng tạo: Năng lực của quốc gia đang phát triển và hứa hẹn chưa thực hiện về bắt kịp công nghệ”. Tài liệu nghiên cứu 120137. Washington DC, Ngân hàng Thế giới.
2. Cunningham, W., và O. Pimhidzai, (2018). “Việc làm tương lai của Việt Nam: Tận dụng các xu hướng lớn để thịnh vượng hơn”. Washington DC, Ngân hàng Thế giới.
3. Cunningham, W., và P. Villasenor, (2016). “Tiếng nói của người sử dụng lao động, nhu cầu của người sử dụng lao động và ý nghĩa đối với chính sách phát triển kỹ năng công cộng kết nối giữa các ngành lao động và giáo dục.” Tài liệu nghiên cứu chính sách 7582, Washington DC, Ngân hàng Thế giới.
4. Demmel, M. C., J. A. Manez, M. E. Rochina-Barrachina, J. A. Sanchis-Llopis, (2017). “Đổi mới sản phẩm, quy trình và năng suất nhân tố tổng hợp: Bằng chứng sản xuất tại bốn quốc gia Mỹ Latinh”. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 21: 1341-1363.
5. Hallward-Driemeier, M. và G. Nayyar, (2018). Rắc rối đang tới?: Tương lai của phát triển theo định hướng sản xuất. Washington DC, Ngân hàng Thế giới.
6. Hanushek, EA, G.Schwerdt, S.Wiederkeep, L.Woessmann, (2015), “Trở lại các kỹ năng quanh thế giới: Bằng chứng từ PIAAC”, European Economic Review, tháng 01/2015.
7. John, OP, K.Miyamoto và E.Willroth, (2019). “Đổi mới sáng tạo trong đo lường các kỹ năng cảm xúc xã hội bằng cách tự báo cáo: Phân tích tâm lý của BFI-2 ở Uzbekistan, Uganda và Moldova”, Ngân hàng Thế giới.
8. OECD, (2015). Kỹ năng về tiến bộ xã hội: Sức mạnh của kỹ năng xã hội và cảm xúc, OECD Publishing, OECD, Paris.
9. Soto, CJ và OP John, (2008). “Tâm lý học phát triển của Báo cáo Big Five: sự quen thuộc, cấu trúc nhân tố, gắn kết và khác biệt từ 10 đến 20 tuổi”, Journal of Personality and Social Psychology 94 (4) 718-737. American Psychological Association.
10. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo và kỹ năng tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2019. Washington DC, Ngân hàng Thế giới (dự thảo).

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-01-2021

Cách trích dẫn

Anh, C. T. T., & Lien, T. B. (2021). Kỹ năng của người lao động nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - góc nhìn từ khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 9(3), 122–134. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/340

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ