Mô hình cơ quan quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia: từ lý thuyết đến thực tiễn và bài học cho Việt Nam
Từ khóa:
Đổi mới sáng tạo, Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, Quản trịTóm tắt
Vai trò của đổi mới sáng tạo (ĐMST) đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng được khẳng định trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia để giám sát sự vận hành của hệ thống ĐMST quốc gia nhằm đưa ra các chính sách ĐMST phù hợp với thực tiễn phát triển. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, có hai mô hình tiêu biểu của cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia. Mô hình thứ nhất giới hạn chức năng vào hoạt động tư vấn chính sách ĐMST cho chính phủ. Mô hình này phổ biến ở các nước phát triển phương Tây. Mô hình thứ hai mở rộng chức năng sang các hoạt động điều phối chính sách và giám sát việc thực thi chính sách ĐMST quốc gia. Đây là mô hình phổ biến ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, bài viết khuyến nghị Việt Nam nên sớm thành lập cơ quan quản trị hệ thống ĐMST quốc gia theo mô hình của một số nước Đông Á.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thuỳ Liên, Đinh Tuấn Minh và Hoàng Văn Trung (2021). “Tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế: một số gợi suy cho Việt Nam”. Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ, Tập 9, Số 4, 2020.
OECD (1999). Managing Innovation Systems.
OECD (2005). Governance of Innovation Systems.
OECD/Eurostat (2019). Oslo Manual 2018: Guidelines for Collecting, Reporting and
Using Data on Innovation, 4th Edition, The Measurement of Scientific, Technological
and Innovation Activities, OECD Publishing, Paris/Eurostat, Luxembourg,
<https://doi.org/10.1787/9789264304604-en>.
Álvarez, I. & R. Marín (2010). "Entry modes and national systems of innovation”.
Journal of International Management, Elsevier, Vol. 16(4), pages 340-353, December.
Cirera, X., J. Frías, J. Hill, & Y. Li (2020). A Practitioner’s Guide to Innovation Policy. Instruments to Build Firm Capabilities and Accelerate Technological Catch-Up in Developing Countries. Washington, DC: World Bank.
Cvijanović, V., A. Reid, S. Elci, & H. Hollanders (2018). European Innovation Scoreboard 2018. Exploratory Report C: Supplementary analyses and contextualisation of innovation performance data.
Fagerberg, J. & B. Verspagen (2009). “Innovation studies-The emerging structure of a new scientific field”. Research Policy. 38. 218-233. 10.1016/j.respol.2008.12.006.
Serger, S.S., E. Wise & E. Arnold (2015). National Research and Innovation Counsils as an Instrument of Innovation Governance - Characteristics and challenges. VINNOVA - Swedish Governmental Agency for Innovation Systems / Verket för Innovationssystem.
Soete, L., B. Verspagen & B. Weel (2010). “Systems of Innovation”, in Handbook of the Economics of Innovation, Vol 2, Elsevier
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....