Thử nghiệm đánh giá đổi mới sáng tạo cấp địa phương tại Việt Nam

Các tác giả

  • Hoang Minh
  • Nguyen Thi Phuong Mai
  • Nguyen Vo Hung

Từ khóa:

Khoa học và công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chỉ số đổi mới sáng tạo, Đo lường đổi mới sáng tạo, Phát triển kinh tế-xã hội.

Tóm tắt

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã được Chính phủ sử dụng từ năm 2017 trong quản lý, điều hành với các bộ, cơ quan. Đây là chỉ số ở cấp quốc gia nên các địa phương chưa phát huy được vai trò trong việc cải thiện chỉ số GII của Việt Nam. Các địa phương có đặc điểm khác nhau yêu cầu phải có giải pháp, mô hình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phù hợp. Việc xây dựng bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương sẽ cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST của từng địa phương, cung cấp căn cứ và bằng chứng về điểm mạnh, điểm yếu, về các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KH,CN&ĐMST, từ đó, góp phần cải thiện chỉ số GII của quốc gia. Để xây dựng được bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương đòi hỏi nhiều bước thực hiện, trong đó, thử nghiệm đánh giá sẽ mang lại những bài học và căn cứ để chính thức xây dựng và triển khai bộ công cụ này trong thời gian tới. Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm chỉ số ĐMST cấp địa phương đã được thực hiện trong năm 2021-2022 với 18 địa phương dựa trên khung chỉ số và phương pháp xây dựng chỉ số GII.

Ma so: 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Phương Mai (2020). Nghiên cứu đề xuất khung giải pháp của bộ, ngành, địa phương nhằm cải thiện chỉ số GII của Việt Nam và khả năng áp dụng phương pháp GII để đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo ở cấp địa phương. Đề tài cấp Bộ 2018-2019. Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ. Hà Nội.

OECD/JRC (2008). Handbook on Constructing Composite Indicators: Methodology and User Guide. OECD. EC.

WIPO (2016). The Global Innovation Index 2016. Winning with Global Innovation. WIPO, Geneva.

Becker, W.M., Saisana, P. Paruolo. and Vandecasteele (2017). “Weights and Importance in Composite Indicators: Closing the Gap”. Ecological Indicators.

Carvalho, N, Carvalho, L, Nunes, S (2015). “A Methodology to measure innovation in European Union Through the National Innovation System”. International Journal of Innovation and Regional Development. Vol 6. No.2, 2015.

Cherchye, L. et al. (2008). “Creating Composite Indicators with DEA and Robustess Analysis: The case of the Technology Achievement Index”. Journal of Operational Research Society 59: 239-51.

Kotsemir, M. (2013). “Measuring National Innovation Systems Efficiecncy - A Review of DEA Approach”. Working Paper. Basic Research Program. Series: Science, Technology and Innovation WP BRP 16/STI/2013. National Research University. Higher School of Economics.

Saisana, M. et al (2005). “Uncertainty and Sensitivity Analysis Techniques as Tools for the Analysis and Validation of Composite Indicators”. Journal of the Royal Statistical Society A 168 (2): 307-23.

Tải xuống

Đã Xuất bản

17-03-2024

Cách trích dẫn

Hoang Minh, Nguyen Thi Phuong Mai, & Nguyen Vo Hung. (2024). Thử nghiệm đánh giá đổi mới sáng tạo cấp địa phương tại Việt Nam. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 12(3), 1–12. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/507

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ