Thể chế hóa chính sách thu hút trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
Từ khóa:
Khoa học và công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Nguồn nhân lực, Chính sách thu hút, Trí thức, Việt NamTóm tắt
Phát triển nguồn nhân lực là một trong các đột phá chiến lược đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó có nhân lực khoa học và công nghệ và đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Ngày 11 tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng KH,CN&ĐMST, trong đó đã nhấn mạnh đến vai trò và sự tham gia của đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Với mục tiêu đề xuất giải pháp tăng cường thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài trong phát triển KH,CN&ĐMST, bài viết gồm các nội dung chính sau: (i) Khái niệm, phân nhóm trí thức và vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài; (ii) Chính sách thu hút và sử dụng trí thức là người bản địa ở nước ngoài của Trung Quốc và Hàn Quốc; (iii) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức Việt Nam ở nước ngoài; (iv) Đề xuất giải pháp thể chế hóa chính sách thu hút trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mã số: 24102201
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
Bộ Khoa học và Công nghệ (2014). Đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST), Hà Nội/2014.
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2013). “Chính sách phát triển và sử dụng đội ngũ trí thức: Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới”, Tổng luận Khoa học, Công nghệ và Kinh tế, số 7/2013.
Phạm Ngọc Linh (2024). “Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ”. Hà Nội, 2024.
Choi Huyng-Sup (2012). “KIST-Viện nghiên cứu theo hợp đồng”, Tạp chí Tia sáng điện tử, ngày 05/4/2012.
Hà Công Hải (2014). “Một số kinh nghiệm về chính sách tiền lương đối với nhà khoa học ở Trung Quốc”, Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, Tập 3, số 2-2014
Hà Nam (2013). “Phát triển khoa học công nghệ của Hàn Quốc: Thực trạng và những nhân tố tác động”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (146), năm 2013.
Hoàng Lan (2017). “Nhà khoa học Trung Quốc được thưởng bộn tiền khi có bài đăng trên báo Tây”, Tạp chí Diễn đàn đầu tư ngày 14/7/2017.
Myungsoo Park (2013). “Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, tập 2, số 3/2013.
Phạm Mạnh Hùng: “Thu hút kiều dân để phát triển khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội - 2018.
Trịnh Minh Phương (2010). “Chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của Trung Quốc”, Báo Nhân dân điện tử ngày 17/8/2010.
Vũ Thùy Dương và cộng sự (2013). “Một vài kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (147) 2013.
Nguyễn Lan Anh (2014). “Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm nước ngoài về việc trả lương cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ”, Hà Nội - 2014.
Nguyễn Lan Anh (2019). “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới”, Hà Nội - 2019.
Tạ Doãn Trịnh (2013). “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực KH&CN trình độ cao ở Việt Nam đến năm 2020”, Báo cáo tổng hợp Đề tài, Hà Nội - 2013.
Thông tin từ Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 với chủ đề: “Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước”. Hà Nội, tháng 8/2024.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....