Đánh giá chương trình khoa học và công nghệ: Từ lý luận đến thực tiễn và đề xuất phương pháp, tiêu chí đánh giá phù hợp điều kiện Việt Nam

Các tác giả

  • Tran Hau Ngoc
  • Nguyen Ngoc Chien
  • Nguyen Quoc Huy

Từ khóa:

Chương trình KH&CN, Đánh giá chương trình KH&CN, Phương pháp, Tiêu chí

Tóm tắt

Đánh giá là một công cụ thiết yếu cho thực tiễn quản lý hiệu quả, đánh giá không những là công cụ để đo lường sự thành công của chương trình mà còn góp phần vào thành công đó. Đánh giá giúp cho các nhà quản lý chương trình lập kế hoạch, thẩm định và thể hiện mục tiêu cần đạt là gì, quyết định phân bổ nguồn lực như thế nào, làm thế nào để sửa đổi và thiết kế lại chương trình, điều chỉnh thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) thường được thực hiện theo 4 giai đoạn: (i) Đánh giá thẩm định: được tiến hành trước khi thực hiện chương trình. Giai đoạn này đánh giá tính khả thi và chất lượng thiết kế chương trình; (ii) Đánh giá giữa kỳ: được tiến hành vào giữa thời gian thực hiện chương trình nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết; (iii) Đánh giá kết quả (đánh giá kết thúc): được thực hiện ngay sau kết thúc chương trình, nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra các kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo nghiệm thu chương trình; (iv) Đánh giá tác động: được thực hiện vào một thời điểm thích hợp, kể từ khi chương trình được đưa vào khai thác, sử dụng nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế-xã hội của chương trình. Do vậy, tùy theo yêu cầu mà mục đích, quy trình và phương pháp đánh giá sẽ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đánh giá Chương trình KH&CN nói chung, đưa ra đề xuất phương pháp, tiêu chí đánh giá chương trình phù hợp điều kiện tại Việt Nam.

Mã số: 20082801

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.
2. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Đỗ Thị Thùy Dương, (2016). “Đánh giá một chương trình KHCN và một chương trình KHXH cấp nhà nước qua các giai đoạn thực hiện từ năm 2001 đến năm 2015 nhằm hỗ trợ công tác quản lý khoa học và công nghệ”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
4. Nguyễn Ngọc Chiến, (2018). “Đánh giá hiệu quả và hoạt động của Chương trình KC.02 qua hai giai đoạn từ 2006-2015”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
5. Nguyễn Thị Thu Oanh, (năm 2012). “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng phương pháp, tiêu chí và quy trình đánh giá các chương trình KH&CN”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
6. Nguyễn Thị Thu Oanh, (năm 2015). “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp luận đánh giá chương trình thông qua đánh giá thí điểm một chương trình KH&CN cấp nhà nước”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
7. N. T. Hà và P. Q. Anh, “Đánh giá tác động của Chương trình KH&CN: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Công thương, Số 1, tháng 1/2020.
8. Tạ Doãn Trịnh, (năm 2010). “Nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc trong công tác xây dựng hệ thống đánh giá KH&CN và đề xuất áp dụng cho Việt Nam, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
9. Tian Delu, (2010). “Kinh nghiệm đánh giá chương trình 863 của Trung Quốc”. Hội thảo về Đánh giá chương trình KH&CN của VISTEC, tháng 9/2010, Hà Nội.
10. Trần Hậu Ngọc, (2019). “Đánh giá tác động của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC.01, KC.03, KC.06 và KC.07 giai đoạn 2011-2015”, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
Tiếng Anh
11. Evaluation of Research and Development Programs, Treasury Board Secretariat Guidelines, 1986.
12. A Review of the Chinese National Center for Science and Technology Evaluation, Laura Pan Luo, Journal of MultiDisciplinary Evaluation.

Đã Xuất bản

15-01-2021

Cách trích dẫn

Ngoc, T. H., Chien, N. N., & Huy, N. Q. (2021). Đánh giá chương trình khoa học và công nghệ: Từ lý luận đến thực tiễn và đề xuất phương pháp, tiêu chí đánh giá phù hợp điều kiện Việt Nam. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 9(3), 56–74. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/336

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.