Sự hình thành hệ thống đổi mới vùng ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp vùng rau an toàn Đà Lạt
Từ khóa:
H? th?ng ??i m?i, H? th?ng ??i m?i vùng, ??i m?i công ngh? trong nông nghi?p, Rau an toànTóm tắt
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy đổi mới công nghệ trong nông nghiệp không chỉ được thực hiện theo mô hình chuyển giao tri thức từ các cơ quan KH&CN cho người sản xuất, mà còn diễn ra theo nhiều con đường khác, đặc biệt là thông qua học hỏi mang tính tương tác giữa các nhà sản xuất với các thực thể khác nhau trong quá trình khai thác thị trường. Nói cách khác, đổi mới không được thực hiện một cách biệt lập mà thông qua tương tác của những thực thể và thể chế trong hệ thống đổi mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước đang phát triển, những hệ thống đổi mới vùng, xuất hiện một cách tự nhiên chính là nền tảng ban đầu cho quá trình định hình và phát triển của hệ thống đổi mới quốc gia. Với sự tập trung nhiều nhà sản xuất trong cùng ngành nghề tại một vùng đất có truyền thống lâu đời, sự xuất hiện những cá nhân có tinh thần khởi nghiệp, sự hiện diện của nhiều tổ chức, thể chế bổ trợ khác đã khiến Đà Lạt và vùng lân cận, một vùng đất khác biệt với khu vực xung quanh, có được một hệ thống đổi mới vùng tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Bài viết này phân tích ngành rau an toàn ở Đà Lạt với những đổi mới xuất phát từ những học hỏi dựa trên tương tác thị trường như một luận cứ cho nhận định trên đây.
Mã số: 14061201
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
2. Lundvanll BA, Joseph K.J., Cristina Chaminade and Jan Vang (eds). (2009) Handbook of Innovation System in Developing Countries: Building Domestic Capabilities in a Global Setting. Edward Elgar.
3. Bo Goransson and Claes Brundenius (ed). (2011) Universities in Transition: the Changing Role and Challenges for Academic Institutions. IDRC - Springer.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Các bài viết (bao gồm cả phần Tóm tắt) ....