Vốn đầu tư mạo hiểm - Từ góc nhìn của lý thuyết đại diện

Các tác giả

  • Ta Doan Trinh
  • Nguyen Thanh Tung
  • Dang Thu Giang
  • Ta Doan Hai
  • Ta Doan Hai
  • Ta Doan Hai

Từ khóa:

??u t? m?o hi?m, Doanh nghi?p kh?i nghi?p, Công ngh? cao, Công ngh? m?i

Tóm tắt

Đầu tư mạo hiểm là một hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao, công nghệ mới ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là vấn đề được các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu chính sách ở nước ta rất quan tâm.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam chỉ ra rằng, không nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao, công nghệ mới nhận được sự đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, mặc dù nước ta đang sở hữu một lực lượng cán bộ trình độ cao ngày càng đông đảo với nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo độc đáo cũng như hoài bão cống hiến cho xã hội rất lớn lao. Thêm vào đó, dòng vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất phát từ các quỹ đầu tư có nguồn gốc nước ngoài và chưa có các quỹ đầu tư mạo hiểm chính danh được thành lập từ nguồn vốn trong nước.
Ngoài ra, bên cạnh việc các cơ quan chức năng đang rất nỗ lực để hình thành một loại quỹ đầu tư của Nhà nước nhằm trực tiếp tham gia khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn trong hoạt động khởi nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới và tạo ra một dòng vốn có vai trò xúc tác trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tích cực hơn vào hoạt động đầu tư mạo hiểm thì cũng luôn xuất hiện những ý kiến không đồng thuận, phản đối những nỗ lực này với quan ngại về tính rủi ro quá cao của đầu tư khởi nghiệp.
Dựa trên những phân tích về tính chất đặc thù của đầu tư mạo hiểm, xét từ khía cạnh quan hệ kinh tế giữa chủ sở hữu (nhà đầu tư vốn) và doanh nhân khởi nghiệp (người trực tiếp sử dụng đồng vốn của nhà đầu tư), bài báo mong muốn cung cấp một cách nhìn sâu sắc hơn về bản chất kinh tế của mối quan hệ chủ sở hữu - người sử dụng vốn qua góc nhìn của lý thuyết đại diện, một lý thuyết được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học chính trị và kinh tế để luận giải về tính đặc thù trong cách ứng xử của nhà đầu tư. Qua đó, cung cấp thêm một cách nhìn mới, giúp các nhà quản lý, nhà nghiên cứu chính sách có thêm thông tin hữu ích trong quá trình ra chuẩn bị ra các quyết sách liên quan đến việc khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm tham gia đầu tư phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới ở nước ta.

Mã số: 15121501

 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Ti?ng Vi?t:
1. Lê Quang Huy. (1998) Nghiên c?u v?n ?? v?n m?o hi?m ??i v?i ho?t ??ng khoa h?c và công ngh?. Vi?n Chi?n l??c và Chính sách KH&CN.
2. V? Cao ?àm, Nguy?n Thanh Hà. (2008) ??u t? m?o hi?m. T?p chí Ho?t ??ng khoa h?c, s? 1/2008.
3. Phan Th? Bích Nguy?t. (2009) Thu hút v?n ??u t? m?o hi?m cho ??i m?i công ngh? t?i Vi?t Nam. T?p chí Phát tri?n kinh t?, s? 07/2009.
Ti?ng Anh:
4. OECD/GD (96)168. Venture capital and innovation, Paris.
5. OECD/GD (97)201. Government venture capital for technology-based firms. Paris.
6. Akerlof, George. (1970) The market for “lemon”: qualitative uncertainty and the market mechanism. https://en.wikipedia.org/wiki/The_Market_for_Lemons.
7. Gorman, Michael and William Sahlman. (1989) What do venture capitalists do? Journal of Business Venturing, 4: 231-248
8. Sahlman, W.A. (1990) The structure and governance of venture capital organizations. Journal of Financial Economics. Vol.27. Issue 20
9. Lerner, Josh. (1994) The Syndication of venture capital investments. Financial Management, Autumn 1994.
10. Gompers. (1994) The Rise and Fall of Venture Capital. Business and Economic history. Volume 23, no. 2.Winter 1994.
11. Gompers, Paul and Josh Lerner. (1996) The use of covenants: An analysis of venture partnership agreements. Journal of Law and Economics, October 1996.
12. Gompers, Paul (1997) Ownership and control in entrepreneurial firms: An examination of convertible securities in venture capital investments. NBER Working
Paper.
13. Amit.R, Brander.J, Zott.C. (1998) Why do venture capital firms exist? Theory and Canadian evidence. Journal of Business Venturing 13, 441-466p. 1998 Elsevier
Science Inc. New York, NY 10010.
14. Lerner. J. (1998) “Angel” Financing and public policy: An overview. Journal of Banking & Finance 22 . Elsev?er.
15. Gompers and Josh Lerner. (2001) The Venture Capital Revolution. The Journal of Economic Perspectives, Vol. 15, No. 2, (Spring, 2001), Published by: American
Economic Association.
16. Baygan, G. (2003) Venture Capital Policy Review: United States, OECD Science, Technology and Industry Working Papers. 2003/12, OECD Publishing.
17. Bronwyn H. Hall and Josh Lerner. (2010) The Financing of R&D and Innovation. Handbook of the Economics of Innovation, Elsevier-North Holland 2010.
18. Duruflé Gilles. (2010) Government involvement in the venture capital industry. International comparisons, May 2010.

Đã Xuất bản

02-06-2017

Cách trích dẫn

Trinh, T. D., Tung, N. T., Giang, D. T., Hai, T. D., Hai, T. D., & Hai, T. D. (2017). Vốn đầu tư mạo hiểm - Từ góc nhìn của lý thuyết đại diện. Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT, 4(4), 1–20. Truy vấn từ https://vietnamstijournal.net/index.php/JSTPM/article/view/172

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả